Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga: 'Nhân tố bí ẩn' trong rạn nứt quan hệ Trung-Triều
Thời gian gần đây, quan hệ Trung-Triều đang có dấu hiệu rạn nứt, mà tiêu biểu cho nó là tình trạng dang dở của cây “Cầu Hữu nghị” nối liền Dandong-Sinuiju.

 


Thông điệp đằng sau cây cầu dang dở Dandong-Sinuiju

 

Vài năm trước đây, ở ngoại ô thành phố Đan Đông của Trung Quốc nằm trên bờ sông Áp Lục, đối diện với thị trấn Sinuiju của Triều Tiên, công nhân Trung Quốc đã khởi công xây dựng một cây cầu mới. Nhưng đến nay, cây cầu chưa hoàn thiện này đã trở thành biểu tượng tình trạng quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc.

 

Công việc xây dựng cây “Cầu Hữu nghị Trung-Triều” thuộc tỉnh Liêu Ninh đã được hoàn thành từ một năm trước đây, nhưng nó vẫn chưa thể đưa vào phục vụ thông thương bởi bên phía Triều Tiên chưa xây dựng đường nhánh đấu nối vào cây cầu và hiện cũng không có dấu hiệu gì cho thấy con đường đó sẽ được khởi công.

 

Phía Trung Quốc cho rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phải chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết trên bờ của họ. Nhưng, Bình Nhưỡng từ chối cấp kinh phí cho các công việc đó bởi họ cho rằng, Bắc Kinh phải chi tiền. Song, Trung Quốc không chịu nhượng bộ.

 

Không có nghi ngờ gì rằng, cây cầu là rất cần thiết với Triều Tiên bởi Bắc Kinh là đối tác ngoại thương lớn nhất của Bình Nhưỡng. Kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 80% trong tổng khối lượng thương mại với nước ngoài của Triều Tiên, đặc biệt là gần 3/4 hàng hóa đi qua Đan Đông và Sinuiju.

 

Cây cầu cũ đã được xây dựng vào những năm 1940 khó có thể đối phó với dòng chảy hàng hóa lớn như vậy nên cây cầu mới đã được khởi công xây dựng tại thời điểm quan hệ 2 nước còn nồng ấm. Tuy nhiên, tình trạng đình đốn của nó hiện này đã phản ánh tình trạng rạn nứt trong quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

 

Mối quan hệ song phương giữa 2 nước này chưa bao giờ đơn giản, cũng đã có nhiều thời điểm “thăng hoa” và cũng có lúc đã gặp trục trặc, nhưng hiện nay là giai đoạn đặc biệt căng thẳng, được biểu hiện rõ ràng và công khai.

 

Nhiều nhà quan sát cho rằng, nguyên nhân chính gây ra đợt căng thẳng là vụ thử hạt nhân thứ ba mà Triều Tiên đã thực hiện vào tháng 2 năm 2013. Tuy có những lý do để cho rằng, dù Bắc Kinh không hài lòng với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng, đó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng.

 

Trong 2-3 năm qua, Bình Nhưỡng đã thực hiện một số bước đi làm Bắc Kinh khó chịu. Ví dụ, những lời chỉ trích Trung Quốc đã xuất hiện trên báo chí Triều Tiên sau vụ hành hình ông Jang Song-thaek. Nói chung, có vẻ như, chính các hành động của Triều Tiên đã gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương.





Cây cầu cũ bắc qua sông Áp Lục ở Đan Đông đã bị gẫy trong khi cây cầu hữu nghị Trung-Triều (mới-bên trái) còn chưa được hoàn thiện bên đất Triều Tiên

 

Dù thế nào đi nữa, thực tế là Bình Nhưỡng đã bỏ qua lời kêu gọi của Bắc Kinh ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Kết quả là, sau vụ thử hạt nhân thứ ba, xuất hiện những chỉ trích gay gắt chưa từng thấy từ phía các nhà ngoại giao Trung Quốc đối với Triều Tiên.

 

Thời gian gần đây đã xuất hiện những thông tin cho rằng Trung Quốc không còn ủng hộ Triều Tiên vô điều kiện nữa. Tướng về hưu Vương Hồng Quang đã từng nhận định: “Trung Quốc không phải là vị cứu tinh. Nếu Bình Nhưỡng sụp đổ thì ngay cả Bắc Kinh cũng không thể cứu được nước này”.

 

Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc gần đây cũng đăng một loạt bài ám chỉ việc bỏ rơi Triều Tiên. Trong khi đó, giới truyền thông Triều Tiên cũng không đăng tin bài về quan hệ với Trung Quốc nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 đồng minh truyền thống này (ngày 6-10).

 

Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn làm Bình Nhưỡng cảm thấy phẫn nộ khi ghé thăm Seoul hồi tháng 7/2014 và có những phát biểu đầy "tình cảm" với Seoul, trong khi từ khi nhậm chức đến nay, ông Tập vẫn chưa hề đến thăm viếng Triều Tiên trên tư cách người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.

 

Gần đây nhất, Triều Tiên kỷ niệm 3 năm ngày mất của chủ tịch Kim Jong-il vào ngày 17-12 mà không có sự tham gia của đại diện Trung Quốc. Lễ kỷ niệm là sự kết thúc thời kỳ để tang cho các con, đồng nghĩa với việc vị lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un giờ đây có thể đưa ra các chính sách và quyết định chính trị-kinh tế mới theo tư tưởng của riêng mình.

 

Một buổi lễ như vậy mà Bình Nhưỡng đã không đưa ra một lời mời chính thức và do đó Bắc Kinh không gửi phái đoàn đại diện đến tham gia dự sự kiện này. Thời điểm khẳng định sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên đã không có mặt đại diện chính phủ Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ ràng sự xấu đi trong quan hệ giữa hai nước.

 

Lộ diện “nhân tố bí ẩn” Moscow

 

Đầu năm nay đã xuất hiện những thông tin cho thấy khẩu hiệu chống Trung Quốc đang trở nên phổ biến hơn ở Triều Tiên. Nhìn thoáng qua, những hành động như vậy là không hợp lý bởi vì Trung Quốc là đối tác lớn nhất và nước duy nhất tài trợ cho Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên. Thế thì tại sao Bình Nhưỡng gây thêm phiền toái cho Bắc Kinh?

 

Các chuyên gia phân tích quốc tế đã cố giải mã hiện tượng này. Điều đầu tiên họ nhận thấy là có lẽ có lẽ điều này xuất phát từ chính sách mới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều mặt cũng như chủ động hơn trong mối quan hệ với bên ngoài.

 


Quan hệ Nga-Triều ấm lên trong bối cảnh quan hệ Trung-Triều trở lên lạnh lẽo

 

Các nhà ngoại giao Triều Tiên thường tìm cách “luồn lách” giữa mấy nhà tài trợ, cố gắng lợi dụng những mâu thuẫn giữa các nước đó để không lệ thuộc vào chỉ một nhà tài trợ. Có thể giả định rằng, hiện nay Bình Nhưỡng quyết định gây sự đối đầu nhỏ với Bắc Kinh để dễ dàng tìm kiếm những đối tác mới trên vũ đài quốc tế.

 

Hiện nay, Bình Nhưỡng đang tìm cách mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác như Nhật Bản, Indonesia, Mỹ và đặc biệt là Nga đã càng làm cho mối quan hệ với Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Và chính phủ Trung Quốc đã quyết định đình chỉ một số dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên.

 

Cây cầu Đan Đông-Sinuiju là một trong những dự án như vậy. Một dự án khác bị đình chỉ là hệ thống đường dây điện kết nối đặc khu kinh tế Rason với Trung Quốc, cơ sở phục vụ mục đích giải quyết vấn đề cấp điện cho khu vực kinh tế quan trọng này của Triều Tiên.

 

Và “nhân tố bí ẩn” được cho là làm rạn nứt quan hệ Trung-Triều đã dần dần lộ diện, đó chính là Nga.

 

Vào thời điểm Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết do EU và Nhật Bản khởi thảo, đưa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra Tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại, Bí thư trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) Choe Ryong-hae dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang Moscow và đã ký hàng loạt thỏa thuận về kinh tế và quốc phòng.

 

Ngay sau buổi hội kiến diễn ra giữa đoàn đại biểu Triều Tiên và Tổng thống Nga Putin vào ngày 17 tháng 11, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã đánh giá Nghị quyết của Liên Hợp Quốc là “phản tác dụng”. Ông còn cho rằng các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc không nên trở thành một “công cụ pháp lý”.

 

Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại Khu vực Viễn Đông, Yuri Trutnev cũng có chuyến công du Triều Tiên hồi cuối tháng 4 năm nay. Những chuyến thăm cấp cao qua lại giữa đại diện 2 nước được đánh giá là thể hiện xu thế Triều Tiên đang phát triển quan hệ nồng ấm với Nga.

 

Le Monde cho biết, Nga đang tập trung vào chính sách hướng Đông và có thể sẽ sử dụng Triều Tiên như là một con át chủ bài làm đối trọng với Washington. Trong những tháng gần đây, Nga và Triều Tiên đã dồn dập ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác, trong lúc Mỹ và EU đưa ra những lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.

 

Vào tháng 4-2014, Nga tuyên bố xóa 90% nợ cho Triều Tiên (tương đương với 10,9 tỷ USD được vay từ thời Xô viết). Cả hai bên cũng quyết định sử dụng đồng Ruble trong trao đổi mậu dịch nhằm giúp Triều Tiên giảm lệ thuộc vào đồng USD.

 


Đến bao giờ mới có cuộc gặp gỡ chính thức giữa ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình?

 

Điều này tiếp tục được khẳng định khi vừa qua, Moscow chính thức gửi lời mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ 2 tại Nga vào tháng 5 năm tới. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo của quốc gia bí ẩn nhất thế giới năm 2011.

 

Điều này thực sự có ý nghĩa khi biết rằng, ông Kim cũng chưa hề sang thăm Trung Quốc và ngược lại, từ khi lên nhậm chức ông Tập cũng chưa có chuyến thăm viếng nào đến Bình Nhưỡng. Khi sang Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn sẽ hội kiến với Tổng thống Vladimir Putin - vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên mà ông gặp gỡ.

 

Trước đó, Triều Tiên đã công khai ủng hộ Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine và cũng cần sự ủng hộ của Moscow trong bối cảnh nước này không ngừng bị chỉ trích về tham vọng hạt nhân. Ngược lại, Moscow cần sự hợp tác của Bình Nhưỡng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt tự nhiên, than đá sang Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Quan hệ Nga-Triều có ý nghĩa quan trọng trên bán đảo Triều Tiên

 

Trong quan hệ với 2 miền Triều Tiên, các dự án của Nga về việc tạo ra cơ sở hạ tầng thống nhất trên bán đảo này đóng vai trò rất quan trọng. Một trong số đó là dự án kết nối đường sắt Xuyên Siberi với tuyến đường sắt Xuyên Triều có kinh phí ước tính khoảng 25 tỷ USD - đã bước vào giai đoạn thực hiện thứ hai.

 

Ngày 21-10 vừa qua, tại Bình Nhưỡng đã diễn ra nghi lễ đánh dấu khởi đầu thực thi đề án hiện đại hóa đường sắt của Triều Tiên, với tên gọi là "Chiến thắng". Đây là một trong những đề án quan trọng nhất của sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng và là tuyến đường sắt có dung lượng lưu thông hàng hóa cao nhất nhì thế giới trong tương lai.

 

Đây là một bước đi mới trong việc thực hiện đề án cơ sở hạ tầng khổng lồ, được bàn bạc trong trong chuyến công tác của người đứng đầu Bộ Phát triển Viễn Đông Aleksandr Galushka, nhằm kết nối tuyến đường sắt xuyên Triều với tuyến đường xuyên Siberian, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc sang châu Âu.

 

Theo kế hoạch do cơ sở khoa học-sản xuất Nga "Mostovik" hoạch định, Nga và Triều Tiên sẽ tu bổ và tái thiết 3.500 km đường sắt và xây dựng những cung đường mới, với nhánh kết hợp từ Khasan của Nga đến Rajin thuộc Triều Tiên và mở tại cảng Rajin một tổ hợp bến bãi nhập-xuất đa năng mới.

 

Có thể nói là ý nghĩa của đề án này không chỉ gói gọn trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước, mà nó còn có tác dụng dàn xếp quan hệ kinh tế và chính trị giữa 2 miền Triều Tiên, đặc biệt là phía Hàn Quốc đang tích cực thảo luận về phần tham gia của Seoul vào dự án này.

 


Cảng Rajin ở đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên

 

Đã 2 lần trong năm nay, đại diện 3 tập đoàn lớn đển từ Seoul đã đến thăm cảng Rajin và xem xét các cơ sở hạ tầng đang được xây dựng ở đây. Đến tháng 11 vừa qua, cảng này đã thử nghiệm bốc dỡ và vận chuyển 35 nghìn tấn than Nga bán cho hãng Hàn Quốc Posco đến cảng Pohang của Hàn Quốc.

 

Đối với việc thiết lập quan hệ kinh tế liên Triều thì triển vọng này mang ý nghĩa rất quan trọng, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Hàn Quốc-Triều Tiên đang ở tình trạng khủng hoảng do lệnh trừng phạt mà Hàn Quốc áp đặt năm 2010, sau vụ tàu hộ tống "Cheonan" bị đánh chìm mà Seoul quy kết Bình Nhưỡng là thủ phạm.

 

Bây giờ, các hãng Hàn Quốc đang cân nhắc về lợi ích của họ từ việc tham gia vào đề án này. Trong khi hợp tác kinh tế giữa 2 miền chỉ hạn chế ở tổ hợp công nghiệp Kaesong, nếu khai thông vận chuyển hàng hóa thông qua Rajin, chính sách trừng phạt đã có một ngoại lệ, mở ra hướng hợp tác rộng rãi hơn.

 

Hiện nay cầu cảng Rajin hoạt động quá tải với việc chuyển vận than. Nhưng vào bất kỳ thời điểm nào hải cảng không bị đóng băng này cũng có thể chuyển định hướng sang tiếp nhận container từ Hàn Quốc và sau đó gửi tiếp qua lãnh thổ Nga sang châu Âu.

 

Lộ trình như vậy mang lại lợi ích đáng kể không chỉ cho Hàn Quốc mà còn cho cả Nga và Triều Tiên. Bây giờ giới kinh doanh Hàn Quốc đang xem xét các phương án kết nối vào đầu tư cho đề án này, mà một hướng trong số đó là mua lại một bộ phận cổ phần của chương trình phát triển tuyến đường sắt Nga tại đây.

 

Việc thực thi đề án có thể trở thành tiêu chuẩn mẫu dành cho qui trình thực hiện các đề xuất khác của Nga nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, ví dụ như kế hoạch lắp đặt đường ống dẫn khí và tuyến tải điện từ Nga sang Hàn Quốc thông qua Triều Tiên.

 

Trong bối cảnh vòng vây của Mỹ và NATO đang siết chặt khiến nền kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng với sự mất giá kỷ lục của đồng Rúp và giá dầu tuột dốc thê thảm, việc phát triển quan hệ với Triều Tiên và qua đó là cả Hàn Quốc và Nhật Bản có thể giúp Nga mở ra một hướng đi mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào châu Âu và ngay cả “ông bạn” Trung Quốc.

 

Điều này lí giải lí do tại sao Moscow lại đẩy mạnh quan hệ với Bình Nhưỡng và Seoul, đồng thời thổi bùng lên hy vọng thống nhất 2 miền Triều Tiên (mặc dù khá xa vời). Tuy nhiên, chính chiến lược đó của Nga đã phá tan hy vọng của Trung Quốc là xây dựng quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc để “dằn mặt” Triều Tiên.

 

Yonhap dẫn lời một số chuyên gia ở Seoul nhận định có thể sắp tới, thế giới sẽ chứng kiến nhiều chính sách mới ở Triều Tiên về chính trị lẫn kinh tế. Trong khi đó, tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên cũng đăng bài xã luận vào ngày 17-12, tuyên bố rằng kỷ nguyên mới ở nước này đã bắt đầu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh đang khép lại (19-12-2014)
    Không 'thông cảm' với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga (17-12-2014)
    Cuộc chiến giành Bắc Cực mở màn (17-12-2014)
    Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa (17-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: OPEC đang chơi trên cơ Nga, Mỹ? (17-12-2014)
    Mỹ - Cuba cùng tuyên bố bình thường hoá quan hệ (17-12-2014)
    Trò chơi giá dầu “1 tên trúng 2 đích” của Saudi Arabia (17-12-2014)
    Thành viên gia đình Bush muốn tranh cử Tổng thống (17-12-2014)
    Nhật Bản bầu cử xong, Trung Quốc toát mồ hôi (17-12-2014)
    Bí mật bàn tay Nga trong dự án kênh đào Nicaragua (17-12-2014)
    'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo (17-12-2014)
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
    Thủ tướng Nga nói Ukraine không có triển vọng gia nhập EU (16-12-2014)
    Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động (16-12-2014)
    Phép thử cho Thủ tướng Abe (15-12-2014)
    Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc lợi đơn lợi kép (15-12-2014)
    IS đã tấn công nước Úc? (15-12-2014)
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153060752.